VIÊM MŨI DỊ ỨNG – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ 

I. Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng còn gọi là sốt cỏ khô, là tình trạng viêm ở mũi xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng. Chất gây dị ứng có thể được tìm thấy ở cả ngoài trời và trong nhà. Nó có thể là nấm mốc, lông động vật, phấn hoa, mạt bụi nhà. 

Viêm xoang là tình trạng viêm lớp niêm mạc bên trong xoang, có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Khi các xoang bị tắc nghẽn và chứa đầy chất nhầy, vi khuẩn có thể phát triển làm cho dịch mũi có màu vàng và gây nhức đầu.

Viêm mũi dị ứng và viêm xoang có liên hệ với nhau, tình trạng viêm mũi dị ứng khiến tăng tiết chất nhầy trong mũi, gây tắc mũi và tắc xoang.

II. Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng, nó sẽ giải phóng histamin – một amin sinh học trong cơ thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi chất gây dị ứng. Histamin gây ra viêm mũi dị ứng và các triệu chứng bao gồm:

  • Hắt xì
  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Ngứa mũi
  • Ho khan
  • Đau hoặc ngứa họng
  • Ngứa mắt
  • Chảy nước mắt
  • Quầng thâm dưới mắt
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi


Những triệu chứng trên thường xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, có thể chỉ một hoặc đồng thời nhiều triệu chứng. Một số triệu chứng chẳng hạn như mệt mỏi và đau đầu tái phát chỉ có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng một thời gian dài. Sốt không phải là triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

III. Phân loại viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có 2 loại: viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng lâu năm. 

– Viêm mũi dị ứng theo mùa thường xảy ra vào mùa xuân và mùa thu, thường chất gây dị ứng là phấn hoa. 

– Viêm mũi dị ứng lâu năm có thể gây ra quanh năm hoặc bất kỳ thời điểm nào trong năm. Các chất gây dị ứng thường ở trong nhà như mạt bụi, lông động vật.

IV. Chẩn đoán viêm mũi dị ứng
Chẩn đoán viêm mũi dị ứng thường dựa vào các triệu chứng đang có và tiền sử dị ứng của gia đình. Những bệnh nhân viêm mũi dị ứng thường có tình trạng mũi bị sung huyết, niêm mạc mũi nhợt nhạt, nhiều dịch mũi.

Nếu nguyên nhân chính xác của viêm mũi dị ứng là không chắc chắn, bạn có thể phải tiến hành xét nghiệm dị ứng.

2 cách để kiểm tra dị ứng chính là:

  • Xét nghiệm chích da: Xét nghiệm chích da là một trong những xét nghiệm phổ biến nhất. Nó được thực hiện như sau: nhỏ một giọt chất lỏng có chứa chất gây dị ứng lên cẳng tay, vùng da dưới giọt chất lỏng được chích nhẹ nhàng. Nếu chất này gây dị ứng, vết sưng đỏ ngứa sẽ xuất hiện sau 15 phút.

Các xét nghiệm da thường an toàn cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, xét nghiệm da không được khuyến khích trong một số trường hợp như:

  • Đã từng bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Dùng thuốc gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm: thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm. 
  • Bị một số tình trạng da nhất định: bệnh da liễu, chàm…

[Nguồn](https://pixabay.com/photos/search/test%20skin%20alllergy/)

  • Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu (xét nghiệm kháng thể immunoglobulin E trong ống nghiệm) có thể hữu ích cho những người không nên hoặc không thể làm xét nghiệm da. Xét nghiệm máu không được sử dụng để tìm dị ứng với penicillin.

V. Cần làm gì để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng
Các phương pháp để phòng ngừa viêm mũi dị ứng:

  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
  • Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
  • Giặt khăn trải giường và vỏ gối thường xuyên.
  • Không để vật nuôi vào trong phòng ngủ.
  • Đeo kính và đội mũ rộng vành để giảm phấn hoa vào mắt.
  • Đóng cửa sổ trong những mùa có nhiều phấn hoa và nấm mốc.

VI. Điều trị viêm mũi dị ứng

Hiện nay mục tiêu của điều trị viêm mũi dị ứng là giúp người bệnh ngăn chặn hoặc giảm các triệu chứng khó chịu.

  • Quan trọng nhất là phải tránh được các tác nhân gây dị ứng sau khi đã xác nhận được nguyên nhân.
  • Sử dụng thuốc phụ thuộc vào tình trạng dị ứng. Các thuốc được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm thuốc xịt mũi corticosteroid, thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi.
  • Liệu pháp miễn dịch: đối với các trường hợp dị ứng nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm khi điều trị bằng thuốc, liệu pháp miễn dịch gây dị ứng sẽ được đề xuất. Phương pháp điều trị này được thực hiện bằng cách tiêm các chất gây dị ứng đã tinh chế, thường được tiêm trong khoảng vài năm.

Một hình thức khác của liệu pháp miễn dịch là đặt thuốc dưới lưỡi. Thuốc ngậm dưới lưỡi thường được sử dụng trong điều trị dị ứng phấn hoa.

Dù sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào thì việc quan trọng là luôn giữ cho mũi họng sạch sẽ, tránh để cho vi khuẩn bám dính vào chất nhầy gây các bệnh viêm đường hô hấp. Khi bị viêm mũi dị ứng nên vệ sinh mũi 2 lần mỗi ngày, có thể lựa chọn các sản phẩm xịt mũi họng có chứa thêm tinh dầu để ngoài tác dụng làm sạch mũi còn giúp giảm các triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng gây ra.

Bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn dung dịch vệ sinh xịt mũi Star Danapha có chứa tinh dầu khuynh diệp có tác dụng kháng khuẩn làm mát, thông thoáng đường thở tạo cảm giác thoải mái.Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ Châu Âu, trên dây chuyền đạt chuẩn PICs, theo tiêu chuẩn UPS.

Để nhận thêm những thông tin hữu ích về các bệnh lý đường hô hấp, cũng như tìm hiểu về dung dịch xịt mũi của Star Danapha bạn có thể truy cập fanpage https://www.facebook.com/StarDanapha hoặc hotline 0879019699.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top