Cảm lạnh là một trong những căn bệnh về đường hô hấp thường gặp phải ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, các biểu hiện của cảm lạnh thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm. Vậy khi bị cảm lạnh thường xuất hiện các triệu chứng gì?
1. Cảm lạnh là gì?
Hiện nay nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa cảm lạnh thông thường và cảm cúm bởi chúng đều là bệnh về đường hô hấp và có các triệu chứng gần giống nhau. Tuy nhiên, hai tình trạng bệnh này hoàn toàn khác biệt về cả tác nhân gây bệnh và những ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe.
Tác nhân gây ra bệnh cảm lạnh thường là các loại virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Trong khi đó, bệnh cảm cúm lại bắt nguồn từ các loại virus cúm A và B. Ngoài ra, các triệu chứng cảm lạnh cũng có mức độ ít nghiêm trọng hơn so với các triệu chứng gây ra do cúm.
Đối với bệnh cảm lạnh thông thường sẽ tác động tới các cơ quan như xoang, mũi hoặc họng, kèm theo các triệu chứng nhẹ và có thể tự khỏi chỉ sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, bệnh cúm có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe như nhiễm trùng tai, xoang, viêm phổi hoặc nhiễm trùng máu nếu không được điều trị kịp thời.
2. Dấu hiệu và triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện từ 1–3 ngày sau khi cơ thể nhiễm virus và có thể khác nhau ở mỗi người, bao gồm:
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Viêm họng
- Ho
- Đau nhức cơ thể nhẹ hoặc đau đầu nhẹ
- Hắt xì
- Sốt nhẹ
- Cảm thấy khó chịu trong người
Dịch và chất nhầy ở mũi có thể trở nên đặc và có màu sắc hơi khác như màu vàng, xanh lá cây trong khi bị bệnh. Đó là biểu hiện bình thường khi cảm lạnh, không phải là dấu hiệu của nhiễm khuẩn. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh
Như đã đề cập ở trên, cảm lạnh xảy ra là do virus xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mắt, mũi hoặc miệng. Nó có thể lây lan qua các giọt trong không khí khi có người bị nhiễm bệnh nói chuyện, hắt hơi hoặc ho.
Các virus gây cảm lạnh cũng có khả năng lây truyền qua các hành động như tiếp xúc với mắt, mũi, miệng hoặc dùng chung đồ vật với người bị nhiễm bệnh (khăn, đồ chơi hoặc điện thoại).
Một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng khả năng mắc cảm lạnh, bao gồm:
- Tuổi tác: trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng có nguy cơ dễ bị cảm lạnh nhất;
- Hệ thống miễn dịch kém: những bệnh nhân đang mắc phải các căn bệnh mãn tính hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu sẽ có khả năng cao bị cảm lạnh;
- Các mùa trong năm: mùa thu và mùa đông là các khoảng thời gian khiến cho trẻ em và người lớn dễ bị nhiễm cảm lạnh nhất;
- Hút thuốc: thường xuyên hút hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cảm lạnh.
4. Làm thế nào để giảm nhanh triệu chứng cảm cúm?

Uống nhiều nước, dùng thức ăn dạng lỏng: Cảm cúm thường khiến cơ thể mất nước, vì vậy hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể nhờ sử dụng các loại nước lọc, nước trái cây hay đồ uống bổ sung chất điện giải.

Xông hơi: Sử dụng các loại thảo mộc hoặc thêm một số loại tinh dầu vào nồi nước nóng để tăng thêm khả năng kháng khuẩn và loại bỏ đờm.

Vệ sinh mũi họng: Để giảm bớt nghẹt mũi và chảy nước mũi, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng xoang, bạn có thể rửa mũi bằng các sản phẩm xịt vệ sinh mũi và súc miệng bằng nước muối loãng.

Sử dụng túi chườm nhiệt: Chườm khăn ấm lên trán và mũi giúp giảm đau đầu hay đau xoang. Từ đó, giúp chữa cảm cúm hiệu quả.

Sử dụng thuốc cảm cúm: bạn có thể sử dụng các loại thuốc trị cảm như Bột giải cảm Star Danapha. Đây là sản phẩm của công ty CP Dược Danapha được chỉ định điều trị các triệu chứng cảm cúm thông thường như sốt, nhức đầu, đau nhức cơ thể, đau cơ, chảy nước mũi, ngạt mũi
