Bụi là gì?
Bụi là danh từ chỉ một hỗn hợp phức tạp chứa các hạt vô cơ và hữu cơ ở dạng lỏng hoặc rắn, có khả năng bay lơ lửng trong không khí. Bụi hay hợp chất có trong bụi được gọi chung là Particulate Matter, ký hiệu PM
Phân loại bụi như thế nào?
Theo nguồn sinh ra bụi
- Bụi hữu cơ: gồm bụi có nguồn gốc từ động vật như lông gia súc, súc vật và bụi thực vật như bông, đay, gỗ, ngũ cốc, giấy….
- Bụi vô cơ: như các kim loại (đồng, chì, kẽm, sắt, mangan…) các khoáng chất (thạch anh, cát, than chì, amiăng…), các bụi vô cơ nhân tạo (xi măng, thủy tinh)
- Bụi hỗn hợp: có ở nhiều nơi, trong đó có nhiễm lẫn 30-50% bụi khoáng chất. Loại bụi này dễ gây bệnh hơn bụi đơn thuần.
Theo kích thước hạt bụi (phân loại bằng kích thước hạt bụi rất quan trọng vì gắn liền với khả năng phân tán của bụi trong môi trường)
- Bụi cơ bản (trên 10 micron)
- Bụi dưới dạng mây (0,1-10 micron)
- Bụi dưới dạng khói (<0,1 micron)
Các loại bụi mịn có kích thước siêu vi và nguy cơ gây hại sức khỏe ở nước ta là:
- PM 10: kích thước đường kính từ 2.5-10 micron
- PM 2.5: kích thước đường kính < 2.5micron
- P 1.0: bụi siêu mịn có kích thước < 1micron
- PM 0.1: bụi nano có kích thước < 0.1 micron
Các hạt bụi mịn PM 10 và PM 2.5 đa phần được tạo ra từ những hoạt động của con người (khí thải từ xe cộ, xây dựng công trình, khu công nghiệp, phá rừng…)
Bụi siêu mịn và bụi nano thường xuất hiện trong những ngày nhiệt độ thấp hoặc không khí khô.
Nguy cơ đe dọa sức khỏe của bụi mịn
Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO và Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC đã cho thấy mối tương quan tỷ lệ thuận giữa mức độ ô nhiễm bụi không khí với tỷ lệ người mắc ung thư. Cụ thể là mật độ PM10 trong không khí tăng lên 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư tăng 22%, và mật độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư phổi tăng đến 36%.
PM2.5 và PM10 đi vào đường hô hấp khi con người hít thở, nhưng mức độ xâm nhập khác nhau tùy theo kích thước hạt bụi. Trong khi PM10 đi vào cơ thể qua đường dẫn khí và tích tụ trên phổi, thì PM2.5 đặc biệt nguy hiểm hơn vì chúng bé đến mức có thể luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu.
PM2.5 và PM10 tích tụ lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ phát bệnh ở hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ tuần hoàn và cả hệ sinh sản của con người, các chuyên gia đã đưa ra những cảnh báo sau:
PM2.5 là nguyên nhân gây nhiễm độc máu, máu khó đông khiến hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng, làm suy nhược hệ thần kinh điều khiển hoạt động của cơ tim gây ra các bệnh tim mạch.
Những hạt bụi mịn xâm nhập vào cơ thể, làm giảm chức năng của phổi, viêm phế quản mãn tính, gây nên bệnh hen suyễn và ung thư phổi. Đồng thời, khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn và có thể tử vong.
Chúng là nguyên nhân gây nhiễm độc máu nhau thai, khiến thai nhi chậm phát triển. Trẻ sinh ra bị ít cân, nhiều khả năng bị suy nhược thần kinh và tự kỷ.
Ngoài ra, các chuyên gia của Cơ quan bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA) nhận định, hạt PM2.5 chứa nhiều kim loại nặng có khả năng gây ung thư, hoặc tác động đến DNA và gây ra đột biến gen.
Ước tính có đến 4,3 triệu người chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến ô nhiễm bụi mịn PM2.5 và PM10.
Theo công bố tại hội thảo “Ô nhiễm không khí – Mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng” năm 2017 cho biết: Lượng bụi PM2.5 trung bình năm 2016 ở TP HCM là 28,23 µg/m3 cao gấp ba lần so với tiêu chuẩn của WHO, trong khi tại Hà Nội chỉ số này lên tới 50,5 µg/m3 cao gấp đôi quy chuẩn quốc gia và gấp năm lần so với ngưỡng trung bình của WHO.
Như vậy, mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội chỉ đứng sau thủ đô New Delhi của Ấn Độ (124 µg/m3), nơi ô nhiễm không khí nặng nhất nhì thế giới.
Những điều cần làm ngay để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và gia đình
Tránh những khu vực tập trung bụi mịn:
Bụi mịn có xu hướng tăng cao rõ rệt vào giờ cao điểm như 7 giờ đến 8 giờ sáng và 18 giờ đến 19 giờ chiều. Chúng xuất hiện nhiều ở các vùng có công trình xây dựng, các nút giao thông đường bộ có lưu lượng phương tiện qua lại lớn. Do vậy, cách phòng chống hiệu quả chính là hạn chế đưa trẻ tới những khu vực này vào các giờ cao điểm.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài:
Đeo khẩu trang cũng là một cách bảo vệ sức khỏe khỏi không khí ô nhiễm. Khẩu trang y tế hay khẩu trang thường không hạn chế được bụi mịn do có nhiều khe hở. Bạn nên chọn loại khẩu trang có kim loại nẹp mũi, van thở 1 chiều và có công dụng lọc được các loại bụi mịn.
Vệ sinh mũi hằng ngày
Đeo khẩu trang chỉ giảm thiểu phần nào nhưng không ngăn được hoàn toàn bụi tiếp xúc với mũi. Chúng ta vẫn cần vệ sinh mũi hàng ngày để tăng khả năng lọc bụi tốt nhất cho mũi. Mũi chính là cửa ngõ của hệ hô hấp do đó việc vệ sinh mũi hằng ngày nhất là khi đi ra ngoài đường về là vô cùng cần thiết. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ các bụi bẩn, làm sạch vi khuẩn hoặc những nguyên nhân dị ứng…
Xịt vệ sinh mũi Star Danapha đáp ứn

Hạn chế tạo ra bụi mịn
Mỗi người cần tự mình hành động để cải thiện môi trường sống xunh quanh. Việc thiết thực là giảm triệt để các nguồn phát thải bụi không khí từ việc sử dụng bếp than, bếp củi, hay các thiết bị sản sinh khói bụi khác. Ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông và nhiên liệu thân thiện với môi trường.